Thứ bảy, 24/05/2025
Là một tỉnh rộng lớn với dân số đông và có vị trí đặc biệt, từ khi thành lập tới nay, tỉnh Thanh Hóa chưa lần nào đổi tên hay sáp nhập với tỉnh khác.
Nằm ở khu vực Bắc Trung Bộ, tỉnh Thanh Hóa nổi tiếng là một vùng đất địa linh nhân kiệt, quê hương của nhiều vua, chúa, anh hùng và danh nhân văn hóa trong suốt bề dày lịch sử Việt Nam.
Ngược dòng lịch sử, tên gọi địa danh Thanh Hóa đã ra đời từ gần 1.000 năm trước. Vùng đất Thanh Hóa từng là nơi chứng kiến sự phát triển rực rỡ của nền văn hóa Đông Sơn. Từ thời Văn Lang – Âu Lạc cho đến thời kỳ tự chủ, vùng đất này gắn với các tên gọi Cửu Chân và Ái Châu.
Một góc Thành phố Thanh Hóa, tình Thanh Hóa.
Đầu thời nhà Lý, khu vực Thanh Hóa được gọi là trại Ái Châu. Năm 1029, dưới thời vua Lý Thái Tông, nước Việt được chia ra thành 24 lộ, trong đó có lộ phủ Thanh Hóa. Từ đây, danh xưng "Thanh Hoá" chính thức xuất hiện với tư cách là đơn vị hành chính trực thuộc Trung ương.
Đây là mốc son quan trọng, đánh dấu chặng đường phát triển không ngừng của xứ Thanh suốt gần một thiên niên kỷ qua; khẳng định vị thế quan trọng, trường tồn của "xứ Thanh" trong pho sử huy hoàng của dân tộc.
Sách "Khâm định Việt sử thông giám cương mục" viết về điều này như sau: "Nhà Đinh và Nhà Lê gọi Thanh Hoá là Ái Châu; nhà Lý đổi làm trại, năm Thiên Thành thứ 2 đổi làm Thanh Hoá phủ".
Di sản thế giới Thành nhà Hồ (huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa).
Giai đoạn sau đó, tên gọi Thanh Hóa thay đổi nhiều lần. Thời Hậu Lê, năm 1466, Thừa Tuyên Thanh Hóa được lập, đến năm 1469 lại đổi thành Thừa Tuyên Thanh Hoa. Kể từ đó hai cái tên Thanh Hóa và Thanh Hoa thường được chuyển đổi qua lại.
Vào năm Gia Long thứ nhất (1802), vùng đất Thanh Hóa được đặt là trấn Thanh Hóa. Năm Minh Mạng thứ 12 (1831), trấn Thanh Hóa được chuyển thành tỉnh Thanh Hoa. Dưới thời Thiệu Trị, do mẹ vua tên là Tá Thiên Nhân hoàng hậu Hồ Thị Hoa nên triều đình có quy định về cách viết văn sách, chữ Hoa phải bớt nét hoặc ghi ký hiệu lên đầu chữ để biết là kỵ huý.
Để tránh vấn đề kỵ húy, nhiều văn bản thời này chỉ gọi chung Thanh Hóa là "tỉnh Thanh". Đến năm 1843, vua Thiệu Trị cho đổi "Thanh Hoa tỉnh" thành "Thanh Hoá tỉnh". Những rắc rối của chuyện kỵ húy đến đây kết thúc.
Theo sách "Đại Nam thực lục", việc đổi tên này là vì "xét các sử sách của nước Nam, tỉnh Thanh đời cổ là Thanh Hoá. Vậy chuẩn cho lấy lại tên cổ, phàm các dấu quan phòng và ấn triện cũng đều đổi lại mà ban cấp". Kể từ đó tên gọi tỉnh Thanh Hoá được dùng ổn định cho đến nay.
Nhiều nhà nghiên cứu nhận định, trong suốt chiều dài lịch sử dựng nước và giữ nước hào hùng của dân tộc ta, địa dư của Thanh Hóa khá ổn định, hầu như không có sự sáp nhập hay chia tách lớn. Thanh Hóa tự hào là vùng đất phát tích, khởi nghiệp của nhiều triều đại quân chủ phong kiến; là đất "quý hương", đất "thang mộc" của "Tam vua nhị chúa"; là địa bàn trọng yếu, "phên dậu", "đất căn bản của nước Nam".
Lịch sử chứng minh rằng Thanh Hóa là cái nôi sản sinh ra nhiều vua chúa nhất Việt Nam. Câu nói dân gian "Vua xứ Thanh, thần xứ Nghệ" đã phản ánh điều này. Đây là quê hương của 44 đời vua khác nhau gồm Nhà Tiền Lê (2), nhà Hồ (2), nhà Hậu Lê (27) và nhà Nguyễn (13). Lịch sử Việt Nam ghi nhận hai dòng chúa lớn là Trịnh và Nguyễn, cả hai đều có gốc gác từ Thanh Hóa.
Thanh Hóa đáp ứng đủ "2 tiêu chí sáp nhập tỉnh"
Ngày nay, Thanh Hóa là tỉnh ven biển vùng Bắc Trung Bộ, là tỉnh chuyển tiếp giữa miền Bắc và miền Trung, tiếp giáp với Tây Bắc Bộ và đồng bằng Bắc Bộ; phía Phía Bắc giáp tỉnh Sơn La, tỉnh Hòa Bình và tỉnh Ninh Bình; phía Nam giáp tỉnh Nghệ An; phía Tây giáp tỉnh Hủa Phăn của Lào với biên giới 192 km; phía Đông mở ra phần giữa của vịnh Bắc Bộ thuộc Biển Đông với đường bờ biển dài hơn 102 km.
Thanh Hóa có diện tích tự nhiên hơn 11.114 km2, xếp thứ 5 toàn quốc, chia làm 3 vùng: đồng bằng ven biển, trung du, miền núi.. Cả tỉnh Thanh Hóa có hơn 3,76 triệu người (tính đến ngày 1/4/2024), đứng thứ 3 cả nước.
Diện tích tỉnh Thanh Hóa Thanh Hóa có thềm lục địa rộng 18.000 km². Về địa chất, miền núi Thanh Hóa là sự nối dài của Tây Bắc Bộ trong khi đồng bằng Thanh Hóa là đồng bằng lớn nhất Trung Bộ, ngoài ra 1 phần (phía Bắc huyện Nga Sơn) thuộc đồng bằng châu thổ sông Hồng.
Sau sắp xếp đơn vị hành chính, tính đến ngày 1/1/2025, tỉnh Thanh Hóa có 26 đơn vị hành chính cấp huyện, bao gồm 2 thành phố, 2 thị xã và 22 huyện với 547 đơn vị hành chính cấp xã, bao gồm 32 thị trấn, 63 phường và 452 xã. Đây là tỉnh có số lượng đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã nhiều nhất cả nước, đồng thời là tỉnh thành có nhiều thị trấn nhất cả nước.
Trong đó, huyện Thường Xuân có diện tích lớn nhất và TP.Thanh Hóa có dân số đông đúc nhất. Các huyện gồm: Hoằng Hóa, Thọ Xuân, Triệu Sơn, Quảng Xương, Nông Cống, Hậu Lộc, Yên Định, Thiệu Hóa, Thạch Thành, Nga Sơn, Ngọc Lặc, Hà Trung, Cẩm Thủy, Bá Thước, Như Thanh, Thường Xuân, Vĩnh Lộc, Như Xuân, Lang Chánh, Quan Hóa, Quan Sơn, Mường Lát.
Hiện nay Bộ Chính trị, Ban Bí thư đang có chủ trương sáp nhập một số đơn vị hành chính cấp tỉnh. Tuy đến thời điểm này chưa có tiêu chí cụ thể để thực hiện sáp nhập các tỉnh thành. Tuy nhiên, Nghị quyết số 1211/2016 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội về tiêu chuẩn của đơn vị hành chính và đơn vị phân loại đơn vị hành chính, được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị quyết 27/2022 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đã quy định rõ tiêu chuẩn của đơn vị hành chính cấp tỉnh.
Cụ thể, tỉnh miền núi, vùng cao có tiêu chuẩn về dân số từ 900.000 người trở lên và diện tích tự nhiên từ 8.000km2 trở lên. Các tỉnh còn lại có tiêu chuẩn dân số từ 1,4 triệu người trở lên và diện tích tự nhiên từ 5.000km2 trở lên.
Thành phố trực thuộc trung ương diện tích 1.500km2, dân số một triệu. Tất cả các tỉnh, thành phố đồng thời phải có từ 9 đơn vị hành chính cấp huyện trở lên, trong đó có ít nhất một thành phố hoặc một thị xã.
Nếu dựa theo tiêu chí này, tỉnh Thanh Hóa đáp ứng tiêu chuẩn về quy mô dân số và diện tích.
GS.TS Vũ Minh Giang, Chủ tịch Hội đồng Khoa học và Đào tạo (Đại học Quốc gia Hà Nội), Phó Chủ tịch Hội Khoa học lịch sử Việt Nam, cho rằng trong lịch sử Thanh Hóa chỉ từng tách một phần ra thành tỉnh Ninh Bình ngày nay. Sở dĩ địa phương này chưa từng sáp nhập tỉnh lần nào do có diện tích tự nhiên quá rộng lớn, hội tụ đủ các địa hình. Theo ông, Thanh Hóa là tỉnh lớn, địa bàn phức tạp, có địa hình từ miền núi, trung du, miền biển, nếu sáp nhập thêm vào nữa thì quản lý không hề đơn giản nên ít bị "đụng" tới.
Bãi biển Sầm Sơn (TP.Sầm Sơn, Thanh Hóa) là một trong những bãi biển đẹp nhất Việt Nam và luôn là bãi biển đông khách mang lại nguồn thu lớn cho địa phương.
Tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm năm 2024 của tỉnh Thanh Hóa đứng thứ 2 cả nước
Qua nửa nhiệm kỳ thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020-2025, kinh tế tỉnh Thanh Hóa duy trì tốc độ tăng trưởng khá, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa, năng lực sản xuất và quy mô nền kinh tế ngày càng tăng.
Năm 2024, thu ngân sách của tỉnh Thanh Hóa ước đạt 56.735 tỷ đồng, đứng thứ bảy cả nước, GRDP đứng thứ hai cả nước. Năm 2024, có 23/25 chỉ tiêu chủ yếu được HĐND tỉnh quyết nghị hoàn thành và vượt kế hoạch.
Tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) năm 2024 của tỉnh Thanh Hóa ước đạt 12,16%, vượt kế hoạch và đứng thứ hai cả nước (sau tỉnh Bắc Giang tăng trưởng 13,85%).
Việc duy trì tốc độ tăng trưởng ở mức cao trong nhiều năm đã giúp quy mô kinh tế Thanh Hóa tính theo giá hiện hành năm 2024 ước đạt 318.752 tỷ đồng, đứng thứ 8/63 tỉnh, thành trên cả nước.
Năm 2025, Thanh Hóa đặt chỉ tiêu tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) đạt 11% trở lên.
Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa có 1 Khu kinh tế ven biển và 08 Khu công nghiệp. Theo quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, Thanh Hóa sẽ có hai khu kinh tế, 19 khu công nghiệp và 126 cụm công nghiệp. Khu kinh tế Nghi Sơn và các Khu công nghiệp đang phát huy vai trò "đòn bẩy" thúc đẩy phát triển công nghiệp, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động của tỉnh.
Tính đến cuối năm 2024, toàn tỉnh Thanh Hóa đã có 15 đơn vị cấp huyện đạt chuẩn và hoàn thành nhiệm vụ nông thôn mới; 364/465 xã, 717 thôn, bản miền núi đạt chuẩn NTM; 110 xã đạt chuẩn NTM nâng cao; 27 xã, 508 thôn/bản đạt chuẩn NTM kiểu mẫu và có 531 sản phẩm OCOP đã được công nhận.
Năm 2025, tỉnh Thanh Hóa phấn đấu có thêm 2 huyện, 21 xã và 56 thôn, bản miền núi đạt chuẩn nông thôn mới; 2 huyện và 49 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao; 14 xã và 30 thôn, bản đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu. Về phát triển sản phẩm OCOP, tỉnh đặt mục tiêu có thêm 160 sản phẩm, trong đó có 3 sản phẩm đạt tiêu chuẩn 5 sao, 20 sản phẩm 4 sao và 137 sản phẩm 3 sao.
Ngày 13/3/2025, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã ký Quyết định số 585/QĐ-TTg công nhận huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao năm 2024.
Tại kỳ họp thứ 22 được tổ chức ngày 29/4, HĐND TP.Hà Nội đã thông...
Kiến thức - 20 giờ, 21 phút trước
Hiện nay, đoạn sông Hồng chảy qua Hà Nội đã có 9 cây cầu được đầu tư xây dựng.
Tin trong ngày - 20 giờ, 21 phút trước
Theo quy định, có một đối tượng sẽ được cấp căn cước công dân gắn chip vô thời hạn và chỉ phải làm lại nếu bị mất, hư hỏng.
Doanh nghiệp - 21 giờ, 54 phút trước
Theo quy định mới được Bộ Nội vụ công bố, một số ngành nghề đặc thù được phép tuyển dụng trẻ em dưới 13 tuổi, với những yêu cầu và thủ tục nghiêm ngặt....
Tin trong ngày - 21 giờ, 55 phút trước
Chính phủ đề xuất hỗ trợ học phí cho học sinh dân lập và tư thục, miễn học phí cho học sinh công lập.
Kiến thức - 21 giờ, 55 phút trước
Là một giáo viên chủ nhiệm, tôi đã chứng kiến sự trưởng thành và thay đổi của vô số trẻ em trong nhiều năm sự nghiệp giảng dạy của mình. Những đứa trẻ lớn...
Địa chỉ ăn ngon - 2 giờ, 37 phút trước
Thịt bò có giá trị dinh dưỡng và vẫn ngon dù được chế biến theo cách nào. Tuy nhiên, không giống như các loại thịt khác, thịt bò có sợi thô hơn. Nếu không...
Kiến thức - 2 giờ, 57 phút trước
Hoa cẩm tú cầu ở nhà có màu xanh lá tốt, nhưng lại không có nụ? Trên thực tế, việc hoa cẩm tú cầu không nở hoa không phải là căn bệnh nan y....
Kiến thức - 11 giờ, 59 phút trước
Trường hợp người dân không thực hiện đúng quy định về đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú sẽ bị phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng.
Chăm con - 11 giờ, 59 phút trước
Một câu nói của bạn không chỉ đơn thuần phản hồi sự trì hoãn nhỏ nhặt, mà còn có thể âm thầm quyết định phương hướng quản lý thời gian và tính tự giác...
Đời sống số - 11 giờ trước
Cùng xem tử vi dự đoán gì về vận mệnh, tình duyên, cuộc sống,... của 12 con giáp trong ngày 24/5/2025.
Tin trong ngày - 11 giờ, 1 phút trước
Ngày 23/5, Đại học Quốc gia Hà Nội (VNU) công bố hướng dẫn về tuyển sinh đại học chính quy năm 2025, gồm bảng quy đổi điểm chuẩn tham khảo.
Tin trong ngày - 11 giờ, 3 phút trước
Hiện Đại học Harvard đã bị thu hồi quyền tuyển sinh viên nước ngoài. Các sinh viên nước ngoài đang phải chuyển sang các trường khác hoặc mất tư cách pháp lý.
Đời sống số - 14 giờ, 1 phút trước
Âm lịch sử dụng ngũ hành, thiên can, địa chi và các tiết khí để diễn giải tác động của thiên nhiên lên con người. Ngày 24 tháng 5, thứ Bảy, ngày 27 tháng...
Đời sống số - 14 giờ, 22 phút trước
Hãy cùng nhìn vào những bức ảnh dưới đây và lựa chọn một con chim ác mà bạn thấy ấn tượng nhất. Đáp án sẽ nói cho bạn biết câu trả lời.
Hồ sơ tư liệu - 14 giờ, 22 phút trước
Hoàng đế Càn Long không chỉ được biết đến với tài trị quốc mà còn với đời sống tình cảm phức tạp. Bên cạnh những giai thoại về sự đa tình, Càn Long còn...
Kiến thức - 14 giờ, 23 phút trước
Không chỉ nổi bật bởi vị trí địa lý và mật độ dân số, Lý Sơn còn có hòn đảo đặc biệt nhất Việt Nam.
Kiến thức - 14 giờ, 23 phút trước
Thú y là một trong những ngành học quen thuộc, được nhiều cơ sở giáo dục đào tạo về nông nghiệp, lâm nghiệp tuyển sinh và giảng dạy.
Kiến thức - 14 giờ, 23 phút trước
Ngoài trợ cấp thôi việc, người lao động nghỉ việc trong năm 2025 còn nhận được những khoản tiền khác như: tiền lương chưa thanh toán, tiền cho những ngày nghỉ phép năm còn...
Chuyện làng sao - 15 giờ, 8 phút trước
Tin sao Việt 23/5/2025: Trước ồn ào của Hoa hậu Thùy Tiên nhiều người tò mò không biết mẹ cô sẽ có phản ứng như thế nào. Ngọc Trinh nói: 'Đừng ai hỏi tui...
Tin trong ngày - 15 giờ, 11 phút trước
Năm 2025 có những người bắt buộc phải đổi thẻ căn cước mới nếu không sẽ phải nộp phạt theo quy định.
Kiến thức - 15 giờ, 14 phút trước
Đi xe máy mà không gạt chân chống, để chân chống va quệt xuống đường khi tham gia giao thông là hành vi vi phạm về trật tự, an toàn giao thông đường bộ....
Kiến thức - 15 giờ, 15 phút trước
Chính sách miễn thị thực này nhằm thúc đẩy du lịch quốc tế và tăng cường giao lưu giữa Việt Nam và các quốc gia nói trên.
Tin trong ngày - 15 giờ, 16 phút trước
Việc sắp xếp lại đơn vị hành chính cấp xã đang đặt ra nhiều câu hỏi về cơ cấu cán bộ, công chức, viên chức, đặc biệt là thông tin về việc 10 chức...
Kiến thức - 15 giờ, 16 phút trước
Xây nhà tạm trên đất nông nghiệp là hiện tượng phổ biến nhưng nếu không nắm rõ luật có thể bị phạt lên tới 8 triệu đồng.
Tin trong ngày - 15 giờ, 17 phút trước
Ngày 21/5, Cục Viễn thông (Bộ Khoa học và Công nghệ) vừa có văn bản Số 2312/CVT-CS về việc ngăn chặn hoạt động của dịch vụ viễn thông cơ bản trên Internet có dấu...