Thứ ba, 29/07/2025
"Ký gửi" chữ lấy tiền "xài chơi"
Nguyễn Thành Đông, con chị Hoài (ở Lý Thường Kiệt, Hoàn Kiếm, Hà Nội), vừa đi du học Trung Quốc về được 6 tháng. Lúc Đông về nước, chị Hoài khoe: "Thằng bé được bằng khá cô à! Lúc cháu đi đau đớn quá, khi về, được thế này, anh chị cũng mát mặt". Chẳng là Đông bị nghiện ma túy.
Biết bố mẹ có nhiều tiền, Đông "phá" như thể không có cuộc đời thứ 2. "Phá" để cho mình quyền được hưởng thụ và để bao bạn bè. Đông được gửi sang Trung Quốc cai nghiện với giá 2.000 USD/tháng. Sau 1 năm, Đông về nước, thấy con cắt cơn với ma túy nhưng lại nghiện chơi bời.
Anh chị Hoài chấp nhận bỏ ra khoản tiền kha khá, thuê hẳn một tay anh chị và nhà riêng cho con du học (có nghĩa là phải nuôi 2 suất du học) ở Nam Ninh, Trung Quốc.
Các loại bằng tốt nghiệp từ trung học, cao đẳng đến đại học đều có mặt
ở tiệm cầm đồ.
Chẳng hiểu, học được mấy chữ, cái bằng kia là kiến thức thật hay kiến thức giả, về nước, bố mẹ xin cho đi làm ở doanh nghiệp nào, Đông cũng chê là kém chuyên nghiệp, người quản lý thiếu trình độ chuyên môn về kinh tế, quản lý theo lối mòn, kiểu gia đình trị... Cứ thế, Đông chẳng chịu đi làm ở đâu mà ngày ngày lại rong chơi với đám thiếu gia Hà thành.
Đông tỉnh bơ khi nói lý do "ký gửi" bằng tốt nghiệp đại học: "Bố mẹ không chuyển tiền vào tài khoản, không cho tiền, không có tiền tiêu thì phải thế. "Đen" quá, họ chỉ đưa 5 củ (tức 50 triệu đồng) thôi. Nếu bố mẹ đưa giấy tờ xe ô tô đầy đủ, cho nó "đi ở", được hẳn vài chục củ, sướng hơn nhiều".
Chị Hoài nước mắt lưng tròng, không ngờ, sau mấy tháng con về nước lại ra thế này. Chị thất vọng nhưng vẫn cố gạt nước mắt, cầm tiền và rủ chúng tôi đi chuộc bằng về cho con. Ra đến tiệm cầm đồ T.V trên phố Đặng Dung (Ba Đình, Hà Nội), chúng tôi mới biết, ở đây, có rất nhiều bằng tốt nghiệp được làm "con tin" cho các thiếu gia nhà giàu. Đáng chú ý nhất là tấm bằng thạc sỹ, học ở Trung Quốc.
Chủ tiệm H.Đ, mặt lạnh như tiền, nói: "Con chị cầm thế là ít đấy. Đầy đứa cầm cả 100 triệu! Thằng Thắng ở Từ Liêm, cầm bằng thạc sỹ 200 triệu, đã 20 ngày rồi, không đến chuộc, chỉ trả lãi. Nó định cầm xe ô tô nhưng lại thôi vì sợ cầm xe ô tô, bố mẹ không chuộc cho, cầm bằng thì bắt buộc phải chuộc". Chị Hoài hỏi: "Cầm như thế, không sợ bị bọn trẻ bỏ bằng, mất tiền à?".
Chủ H.Đ nhếch mép: "Chúng nó bỏ nhưng bố mẹ chúng nó đến chuộc. Chị chẳng đến chuộc cho con là gì. Các chị thiếu gì tiền, chỉ cần cái bằng để sĩ diện với thiên hạ thôi". Chủ tiệm H.Đ nói đúng tim đen của nhà giàu làm chị Hoài mặt tím đi vì ngượng.
Lý do không tưởng
Sơn "trắng", một cái tên anh chị nổi tiếng ở Hà thành, cho đàn em dẫn chúng tôi "lướt" nhanh một số tiệm cầm đồ khác, có nhiều khách "ký gửi" bằng tốt nghiệp đại học, cao đẳng để "mục sở thị". Chúng tôi được biết, ngoài lý do "ký gửi" bằng tốt nghiệp để lấy tiền tiêu xài thì có những lý do, quả là không thể tưởng. Tại tiệm cầm đồ trên đường Giải Phóng (Hoàng Mai, Hà Nội), một thanh niên, khuôn mặt khá khôi ngô, nhìn trước, ngó sau, rụt rè nói với chủ tiệm T.: "Anh cho em cầm tấm bằng này".
Sau khi xem bằng, lại biết chủ nhân của tấm bằng đại học Xây dựng danh giá này người ngoại tỉnh, chủ T. im lặng rồi phát giá: "5 triệu, lãi 10.000đồng/triệu/ngày. 10 hôm sau phải cả gốc lẫn lãi, nếu không mất bằng."
Chủ nhân chiếc bằng phân trần: "Anh cho em thêm vài triệu nữa, em cần tiền nộp viện phí cho người thân. Vài hôm nữa, ở quê thu xếp được, em trả anh ngay, chắc không đến 10 ngày". Nhìn rất lâu, chủ tiệm T. đồng ý xuất tiền. "Cậu ta còn phải đi xin việc mà" - T. phân trần cho hành động "nghĩa hiệp" của mình.
Theo đàn em của Sơn "trắng" thì các tiệm cầm đồ, cầm bằng đại học có địa chỉ ngoại tỉnh chỉ 2 - 3 triệu đồng, cùng lắm là 4 triệu. T. cho cầm đến 10 triệu là "quá thoáng" và có gì đấy "tình người" lắm rồi đấy. Tiệm cầm đồ của ông chủ P. (ở Đại Cổ Việt, Hà Nội) thì phần lớn cầm bằng cho sinh viên mới ra trường. Theo ông chủ P., tiệm này cầm không quá 2 triệu đồng, dù là bất cứ lý do gì. Thế nhưng, tiệm lúc nào cũng đông khách.
Ông P. cho biết: Phần lớn là sinh viên vừa ra trường, chưa có việc làm, lại phải tự mưu sinh ở thủ đô. Họ cầm để lấy số tiền làm kinh phí đi xin việc hoặc trang trải cho những ngày đầu đi làm, chưa được nhận lương. Trước khi mang đi cầm, họ cũng photo công chứng nhiều bản, giữ lại để phòng khi chưa lấy được bằng chính ra còn có bản photo để sử dụng.
Đàn em của Sơn "trắng" dẫn chúng tôi đến mấy tiệm cầm đồ cạnh các trường đại học, trung học để chứng kiến một dịch vụ khác, đó là "ký gửi" bằng tốt nghiệp THPT. Tại tiệm H. trên đường Nguyễn Phong Sắc kéo dài (quận Cầu Giấy, Hà Nội), có hai cô cậu mặt non choẹt, rất tự tin, đưa tấm bằng THPT, hỏi chủ tiệm: "Cái này chú cầm được bao nhiêu?". Nhìn ngó một lúc, chủ tiệm H. phát giá: "8 lít (tức 800.000 đồng), 5 ngày".
"Sao ít thế, chúng cháu cần 1,5 triệu đồng cơ, chú cầm đi, lãi cao chút cũng được?" - hai cô cậu năn nỉ. Chủ tiệm H. lắc đầu: "Không được, đáng ra chỉ 6 lít thôi. Không đồng ý thì đi hàng khác". Theo chủ tiệm H., cầm bằng tốt nghiệp phổ thông chỉ cần ít vốn nhưng vẫn thu lãi cao và đảm bảo sự an toàn của "đồng vốn". Nhiều cô cậu choai choai chỉ cầm 2 - 3 ngày là có tiền trả ngay.
Ông chủ H., chốt một câu lạnh người: "Chúng nó thiếu tiền đi nhà nghỉ hoặc đi giải quyết hậu quả nên cầm vài hôm. Sau đó, chúng "xoay" của bố mẹ được ngay ấy mà. Chưa thấy đứa nào bỏ bằng vì mấy lít cả".
Thẻ sinh viên cũng thế chấp
Đàn em của Sơn đưa chúng tôi đi từ ngạc nhiên này đến bất ngờ khác khi bật mí, sinh viên lực lượng vũ trang thế chấp thẻ sinh viên lấy tiền trả nợ chủ đề, chủ bóng (tức cá độ bóng đá) là chuyện ngày thường ở huyện. Thâm nhập giới này, mới là "hàng khủng". Lời bật mí làm nhiều người tò mò.
Đàn em của Sơn phân tích: "Chị à, sinh viên các trường này toàn con VIP, VIP nào cũng giàu có cả, họ chỉ mong muốn cho con vào đó học để lấy tiếng thôi. Nhiều VIP "chạy" cho con vào trường vài trăm triệu không thể chịu mang tiếng con bị đuổi học vì nợ nần. Vậy thì nhục lắm. Họ có thể mang cả xe tải tiền đến cổng trường, đến chủ tiệm cầm đồ chuộc lại thẻ sinh viên cho con bất kỳ lúc nào".
Qua tìm hiểu, chúng tôi được biết, đàn em của Sơn "trắng" nói đúng. Thế giới thế chấp thẻ sinh viên lực lượng vũ trang lắm hình, nhiều vẻ vô cùng. Song, phần lớn những sinh viên "ký gửi" thẻ đó đều rơi vào "hoàn cảnh khó khăn" đến độ buộc phải lựa chọn thế này, hoặc thế kia. Tất nhiên, lỗi đầu tiên là do họ, họ sa vào chơi bời, cờ bạc... Một sinh viên tên A., vừa ra trường kể: "Sinh viên, đứa nào chẳng thiếu tiền tiêu.
Em cũng "ký gửi" thẻ 2 lần. 5 năm mà "ký gửi" có 2 lần là quá "ổn" đấy. Có đứa, bố mẹ vừa chuộc cho tháng này, tháng sau lại "ký" luôn. Nhà trường nuôi ăn, bố mẹ cho tiền tiêu, tiền học bổng... nhiều so với những sinh viên tiết kiệm nhưng ít với sinh viên biết tiêu. Thả 1 con lô 200 điểm đã mất toi gần 5lít/ngày rồi... Bố mẹ cho không đủ tiêu, chơi thì phải thế chấp thẻ".
"Ký gửi" bằng tốt nghiệp, thẻ sinh viên... tức là thế chấp chữ nghĩa, tri thức chúng ta học được, lấy tiền, dùng vào mục đích gì đều không thể chấp nhận được. Muôn nẻo đường đời, thì có muôn cách để chúng ta giải quyết khó khăn về tài chính nên việc thế chấp công sức học tập, chữ nghĩa, tri thức của chính mình để lấy tiền cần bị trừng phạt nghiêm khắc. Những người làm cha, làm mẹ, đừng vì sĩ diện của bản thân mà tiếp tay cho con mình thành những con nợ.
Trước khi qua đời ở tuổi 40 vì ung thư phổi, bác sĩ phẫu thuật...
Đời sống trẻ - 4 ngày, 16 giờ trước
Nhóm chat không chỉ soạn thảo tin nhắn mà còn có thể phản ánh được EQ của bạn. Một biểu tượng cảm xúc đơn giản có thể mang lại sự thoải mái cho cả...
Đời sống trẻ - 5 ngày, 8 giờ trước
Khi sếp giao việc, những người có trí tuệ cảm xúc cao (EQ) biết cách biến mỗi câu trả lời thành công cụ để "ghi điểm" trong mắt cấp trên, giúp họ trở nên...
Đời sống trẻ - 5 ngày, 12 giờ trước
Chỉ vì một từ trong hồ sơ xin việc, nhiều bạn trẻ, đặc biệt là sinh viên năm cuối, bị loại ngay từ vòng xét tuyển. Một nữ sinh trường top tại Trung Quốc...
Đời sống trẻ - 6 ngày, 15 giờ trước
Cả hai đều là gương mặt quen thuộc với cộng đồng người Việt ở nước ngoài nhờ loạt thành tích ấn tượng trong học tập.
Đời sống trẻ - 6 ngày, 11 giờ trước
Khi quyết định nghỉ việc, điều bạn nói ra có thể ảnh hưởng lâu dài tới hình ảnh cá nhân, thậm chí bị đánh giá là người EQ thấp.
Đời sống số - 5 giờ, 58 phút trước
Cùng xem tử vi dự đoán gì về vận mệnh, tình duyên, cuộc sống,... của 12 con giáp trong ngày 29/7/2025.
Tin trong ngày - 5 giờ, 59 phút trước
Bốn vị trí đã được cơ quan chức năng của Hà Nội đánh giá là đủ điều kiện làm bãi đỗ xe kết hợp trạm sạc xe điện, phục vụ lộ trình cấm xe...
Chuyện làng sao - 5 giờ, 59 phút trước
Tin sao Việt 28/7/2025: Diễn viên Lan Phương nói về hành trình hoàn tất thủ tục ly hôn chồng Tây. NSƯT Kim Tử Long cầu xin một số tài khoản mạng xã hội ngừng...
Chăm con - 5 giờ, 59 phút trước
Khi mùa hè đến, không ít phụ huynh lo lắng vì con chán ăn, bữa cơm như "mèo liếm", ăn nửa bát cũng mất cả buổi. Trong khi đó, hè lại là giai đoạn...
Kiến thức - 5 giờ, 60 phút trước
Nghị định 188/2025/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 15/8/2025, quy định chi tiết những trường hợp sẽ bị thu hồi, tạm giữ hoặc tạm khóa giá trị sử dụng thẻ bảo hiểm y tế...
Kiến thức - 5 giờ trước
Không chỉ giòn ngọt, thơm ngon loại rau này còn là 'vị thuốc' quý có nhiều công dụng tuyệt vời cho sức khỏe.
Chuyện làng sao - 5 giờ, 3 phút trước
Lan Phương công khai chuyện ly hôn chồng Tây sau 7 năm chung sống nhận về phản ứng trái chiều từ cư dân mạng. Có người đồng cảm, chia sẻ nhưng cũng có người...
Đời sống số - 8 giờ, 56 phút trước
Ngày 29 tháng 7 là thứ Ba, ngày mùng 5 tháng 6 âm lịch, sự kết hợp giữa thiên can và địa chi là năm Tỵ, tháng Quý Mùi và ngày Kỷ Hợi. Trong...
Đời sống số - 8 giờ, 17 phút trước
Đây là một bài trắc nghiệm nhẹ nhàng giúp bạn khám phá xem bước ngoặt quan trọng trong số phận của bạn sẽ là gì, qua việc chọn một cảnh quan mà bạn cảm...
Tin trong ngày - 9 giờ, 34 phút trước
Luật Bảo hiểm xã hội 2024 chính thức có hiệu lực từ ngày 1/7/2025, theo đó mức lương hưu cao nhất mà người lao động có thể nhận được là 75% mức bình quân...
Tin trong ngày - 9 giờ, 34 phút trước
Theo quy định mới, người lao động nghỉ hưu trước tuổi trong một số trường hợp đặc thù có thể được nhận một khoản trợ cấp tài chính đặc biệt ngoài lương hưu. Đây...
Tin trong ngày - 9 giờ, 35 phút trước
Học phí dự kiến của trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Quốc gia, năm 2025 từ 16,9 đến 65 triệu đồng tùy theo từng ngành đào tạo.
Kiến thức - 9 giờ, 36 phút trước
Gần đây, nhiều bạn than thở: Sao lại có tháng Sáu nữa sau tháng Sáu? Đúng vậy, năm nay là có tháng Sáu nhuận.
Kiến thức - 9 giờ, 36 phút trước
“Không có năng lực, nhìn thoáng qua liền biết”: người không có năng lực, đa số đều thích ba thứ này, đều rất chính xác
Kiến thức - 9 giờ, 13 phút trước
Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ 2024 có nhiều thay đổi quan trọng liên quan đến quy định tín hiệu đèn giao thông.
Tin trong ngày - 9 giờ, 14 phút trước
Các ngân hàng lớn đã đồng loạt phát đi cảnh báo về một hình thức lừa đảo tinh vi mang tên "Quishing", sử dụng mã QR giả mạo để chiếm đoạt tài sản của...
Chuyện làng sao - 9 giờ, 14 phút trước
Lưu Hiểu Khánh - nữ cường nhân kỳ cựu của màn ảnh Hoa ngữ, từng gây chấn động khi tiết lộ trên show truyền hình rằng có lần bà bị lừa đến mức "chỉ...
Đời sống trẻ - 9 giờ, 16 phút trước
Đứng trước câu hỏi này, người hấp tấp thường nhanh nhảu nói 'ngay lập tức', người EQ cao khéo léo, được đánh giá chuyên nghiệp, trúng tuyển ngay.
Kiến thức - 9 giờ, 16 phút trước
Tạo thu nhập thụ động từ lâu đã được xem là chìa khóa vàng để đạt được tự do tài chính. Theo một bài đăng từ trang Insider, các chuyên gia tài chính đã...
Làm đẹp+ - 10 giờ, 8 phút trước
Nhu cầu ngành nail ngày càng tăng cao thu hút đông đảo bạn trẻ đam mê sáng tạo lựa chọn. Tuy nhiên, việc lựa chọn một địa chỉ đào tạo uy tín là yếu...